GEFE là diễn đàn hợp tác giữa Việt Nam, châu Âu, các chuyên gia quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp lớn, đa lĩnh vực, bắt đầu tổ chức 2022. Trở lại vào ngày 21-23/10 này, sự kiện có chủ đề "Kiến tạo tương lai xanh" hướng đến mục tiêu giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận các sáng kiến và giải pháp để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh. Chuyên gia cũng cập nhật những quy định, chính sách mới từ châu Âu nhằm giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược phù hợp chuẩn chung toàn cầu.

Tiếp cận nhiều vấn đề nóng trong phát triển bền vững

Điểm nhấn của sự kiện là hơn 30 phiên thảo luận trải dài trên 10 chuyên đề xanh và một phiên khai mạc cấp cao. Các phiên hội thảo luận bàn về những chủ đề xanh mới nổi tại Việt Nam và tiếp cận chính sách, tiêu chuẩn với thị trường EU.

Nổi bật trong số các chuyên đề là chủ đề về chuyển đổi năng lượng tái tạo, tài chính xanh cho biến đổi khí hậu, thị trường tín chỉ carbon hay giải pháp tích hợp hệ sinh thái vào hạ tầng đô thị để chống biến đổi khí hậu. Các diễn giả cũng sẽ bàn về chuỗi giá trị nông nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học; cách tối ưu chi phí, giảm phát thải từ kinh tế tuần hoàn; giảm carbon trong phát triển du lịch hay câu chuyện về công nghệ, nhân lực.

Đại diện ban tổ chức phát biểu trong họp báo công bố GEFE 2024, tại Hà Nội, cuối tháng 9. Ảnh: EuroCham

Đại diện ban tổ chức phát biểu trong họp báo công bố GEFE 2024, tại Hà Nội, cuối tháng 9. Ảnh: EuroCham

Ban tổ chức cho biết sự kiện có hơn 150 đại diện từ khu vực công và tư bao gồm lãnh đạo cấp cao từ chính phủ Việt Nam - EU, trong đó có Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu - ông Margaritis Schinas, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các phiên trao đổi B2B, B2G về chính sách "xanh: mang đến góc nhìn đa chiều và giải pháp tháo gỡ rào cản.

Ông Stuart Livesey - CEO Copenhagen Offshore Partners (CIP) nhận định diễn đàn là chất xúc tác cho các sáng kiến bền vững, tạo không gian chiến lược để chung tay vì mục tiêu chung. Qua hai lần tham gia, lãnh đạo CIP đánh giá cao các cuộc đối thoại về năng lượng tái tạo, sản xuất xanh và tài chính bền vững.

"Đối thoại đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành công nghiệp và mở ra cơ hội liên doanh mới trong tương lai", ông Livesey khẳng định.

Ngoài ra, sự kiện thu hút hơn 200 gian hàng triển lãm các sản phẩm, sáng kiến, công nghệ liên quan đến phát triển bền vững. 13 trong số này là quốc gia đã ghi nhận nhiều thành tựu trong chuyển đổi xanh như Anh, Na Uy, Thụy Sĩ. 30 không gian dành cho sáng kiến xanh nội địa. Riêng Hà Lan - quốc gia tiên phong trong chuyển đổi kinh tế tuần hoàn - có đến 50 gian hàng giới thiệu công nghệ xanh và năng lượng tái tạo mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện Ủy ban châu Âu, các hiệp hội, doanh nghiệp tại GEFE 2023. Ảnh: EuroCham

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện Ủy ban châu Âu, các hiệp hội, doanh nghiệp tại GEFE 2023. Ảnh: EuroCham

GEFE 2024 mang đến nhiều điểm mới so với hai lần trước. Trong đó, đêm tiệc Networking Night độc quyền do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tổ chức, mang đến cơ hội kết nối và học hỏi kinh nghiệm cho các đơn vị tham gia.

Cầu nối đưa doanh nghiệp đến thị trường châu ÂU

Thị trường quốc tế, đặc biệt là châu Âu, ngày càng khắt khe hơn trong các tiêu chuẩn bền vững, đặt ra những thách thức lẫn cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời gian tới, một số quy định, xu hướng xanh sẽ được triển khai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Theo đại diện EuroCham, doanh nghiệp cần tăng cường ứng dụng truy xuất nguồn gốc bền vững ngay từ đầu để tạo "hộ chiếu xanh" cho sản phẩm xuất khẩu. Điều này sẽ đáp ứng yêu cầu từ thị trường quốc tế như quy định truy xuất nguồn gốc của EVFTA đối với hàng xuất khẩu sang EU hay Global G.A.P yêu cầu nông sản đạt tiêu chí bền vững từ canh tác đến thu hoạch.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tích hợp kiểm kê khí nhà kính GHG vào hệ thống truy xuất nguồn gốc. Xu hướng GHG dần trở thành yêu cầu bắt buộc cho doanh nghiệp xuất khẩu. Điều này giúp đáp ứng tiêu chuẩn của EU, tăng tính minh bạch chuỗi cung ứng và mang lại lợi thế cạnh tranh trong thương mại quốc tế.

Trước áp lực từ các tiêu chuẩn mới, doanh nghiệp cần chủ động đón đầu xu hướng chuyển đổi xanh. GEFE 2024 tới đây sẽ đóng vai trò cầu nối, mở ra cánh cửa giúp doanh nghiệp tiếp cận các giải pháp mới trong quá trình phát triển bền vững.

Ông Jean-Jacques Bouflet, Phó chủ tịch EuroCham phụ trách vận động chính sách, cho rằng GEFE thúc đẩy chuyển hóa những chính sách thành giải pháp thực tiễn, hướng đến phát thải ròng bằng 0. Với kinh nghiệm 37 năm làm việc tại Ủy ban châu Âu, ông Bouflet khẳng định các cuộc đối thoại tại sự kiện sẽ cung cấp hướng dẫn cần thiết cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ để vượt qua những tiêu chuẩn của EU.

"Với sự hỗ trợ chuyên môn từ châu Âu, GEFE giúp thu hẹp khoảng cách công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và nông nghiệp bền vững, giúp Việt Nam chuyển đổi xanh và mở rộng sang thị trường quốc tế", đại diện EuroCham cho hay.

Hoài Phương

Đăng ký tham gia GEFE 2024: Thời gian: 21-23/10
Địa điểm: Thisky Sala Convention Center, 10 Mai Chí Thọ, TP HCM
Cách thức đăng ký xem tại đây.